Thầy Hiệu trưởng truyền cảm hứng cho sinh viên: Vì sao học Đại học?
30/11/2020
Học tập sẽ là một hành trình kéo dài và chúng ta có thể học ở bất cứ nơi đâu, còn giảng đường đại học không phải là ngôi trường cuối cùng bạn đến.
Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với sinh viên trong buổi giao lưu về “Bí quyết thành công khi học ở Đại học” được tổ chức mới đây.
Học đại học có phải là lần cuối bạn đến trường?
Buổi nói chuyện của Tiến sĩ Bảo đã thu hút rất đông sinh viên, giảng viên đến tham dự, cùng chia sẻ những kinh nghiệm về “cách học” ở môi trường Đại học.
Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân trò chuyện với sinh viên về cách học ở môi trường Đại học. Ảnh: AN
Đây đều là những kiến thức, kỹ năng cần thiết để các tân sinh viên có thể “bám trụ” lại môi trường đại học khắc nghiệt, qua đó phát triển năng lực bản thân trong môi trường mới.
Từng tốt nghiệp thủ khoa Đại học ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Bang New York và thủ khoa Thạc sĩ ngành Hệ thống Thông tin tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ);
Những trải nghiệm của vị Hiệu trưởng trẻ tuổi được xem là “chìa khóa” để sinh viên hướng đến một con đường mới.
Như mong muốn lớn nhất của thầy là giúp các bạn xác định rõ ràng mục tiêu học tập và con đường thành công.
Mở đầu câu chuyện, vị Hiệu trưởng đặt vấn đề: “Học đại học có phải là lần cuối cùng các bạn đến trường hay không?”
“Đối với một số người, kết thúc chặng đường đại học sẽ là lần cuối cùng các bạn đến trường, nhưng cũng có nhiều bạn sẽ học nâng cao trình độ lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Bên cạnh đó, khi các bạn bước chân vào đời, trường đời chính là một loại trường học nữa. Do vậy, học tập sẽ là một hành trình kéo dài và chúng ta có thể học ở bất cứ nơi đâu”, thầy Bảo nói.
Nên học đại học cũng chỉ là một chặng mở đầu cho “đoạn đua marathon” khốc liệt sau này.
Trong buổi trò chuyện, thầy Bảo đã chỉ ra sự khác biệt giữa học ở đại học và học trung học.
“Ở đại học ngày nay, sinh viên sẽ học theo tín chỉ, bài giảng dựa trên giáo trình và khối lượng kiến thức rất lớn, đòi hỏi các bạn phải tham khảo nhiều nguồn tư liệu.
Sinh viên cũng phải tự ôn thi và chủ động tiếp cận giảng viên hoặc cố vấn học tập để được giải đáp những thắc mắc trong quá trình học.
Vì vậy, xác định động lực học và đặt ra kỷ luật ‘sắt’ trong thói quen tự học là điều rất quan trọng đối với sinh viên khi học tập ở môi trường đại học”, thầy chia sẻ thêm.
Qua những câu chuyện sinh động, thầy hiệu trưởng còn khơi gợi cảm hứng tham gia các hoạt động cộng đồng cho sinh viên, chia sẻ cách thức quản lý thời gian sao cho hiệu quả trong học tập và sinh hoạt.
“Vì sao học đại học”?
Quan trọng nhất với một sinh viên là xác lập động lực “Vì sao học Đại học?” để từ đó lên kế hoạch một cách khoa học.
Các bạn sinh viên cần mạnh dạn dám nghĩ, dám làm. Ảnh: AN
“Sinh viên cần xác định động lực học vì tương lai bản thân, vì niềm tin của gia đình, và quyết định lựa chọn ngành học vì chính mình.
Mỗi bạn phải tự cân đối giữa các nhu cầu ăn, học và ngủ, đồng thời, cần đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch dài hạn với ít nhiều tham vọng.
Tôi luôn luôn mong các bạn có tham vọng, miễn sao tham vọng của các bạn đi đúng hướng, tham vọng để đạt được những thành tích tốt trong học tập và làm những điều có ích cho xã hội.
Điều này ít nhiều cũng sẽ giúp trả lời cho câu hỏi: Sau khi tốt nghiệp đại học, chúng ta nên xin việc hay khởi nghiệp? Điều đó còn tuỳ theo tham vọng và năng lực của mỗi người”, thầy Bảo nói.
Thầy Hiệu trưởng cũng khuyên các bạn sinh viên cần định hướng đúng đắn về mục tiêu học tập, định hướng nghề nghiệp, và nung nấu các ý tưởng để bắt tay vào con đường khởi nghiệp ở một thời điểm nào đó trong tương lai, nếu điều kiện cho phép.
Có thể soi chiếu từ các tấm gương sáng là những thế hệ sinh viên đã đạt các giải thưởng danh giá hay các cựu sinh viên đã khởi nghiệp thành công với số vốn lên đến hàng triệu đô.
“Điều tôi mong muốn nhất ở các bạn là sự nỗ lực, phấn đấu hết mình, dám nghĩ dám làm.
Không sợ hãi hay chùn bước trước thất bại, bởi đằng sau mỗi thất bại là một lần các bạn được khai sáng để đứng dậy tiếp tục tiến lên với vốn kinh nghiệm nhiều hơn”, thầy Bảo chia s